Truyện ngắn: NGƯỜI NỮ LÁNG GIỀNG

Chị Đăngđrô vừa nói với bà hàng xóm cùng cầu thang nhiều tuồi hơn chị ta:

"Điều cốt yếu, chính là các con tôi có bố có mẹ! Này nhé, bà hãy tin rằng điều ấy giá tri ngang vàng của cả thế gian. Tôi biết ít nhiều về cái đó".

Bà hàng xóm là bà Becna, theo danh thiếp gắn trên cửa. Bà ta 48 tuồi và bà đã trả lời chị Đăngđrô: "Chị nói điều đó với ai?".

Chị Đăngđrô không đề ý đến câu trả lời. "Chị nói điều đó với ai", là câu hói người ta thường nghe thấy trong câu chuyện mà cuối cùng chằng nói lên điều gì cả. Nhưng nếu Giôdet Đăngdrô biết được bà bạn cùng cầu thang muốn nói với chỉ điều mà bà ta đã ướm nói từ nhiều năm nay thì chị sẽ phải đứng sững ngay lại và có thể ngã ngất đi vì bà Becna muốn nói với chỉ rằng bà chính là mẹ đẻ của chị, đơn giản vậy thôi! Nhưng bà không bao giờ dám nói và dưới đây là nguyên nhân:

Năm 1936, bà Bécna là một thiếu nữ 16 tuổi tên là Giôdet Cuđrông và là con gái duy nhất của một nông dân chính trực và lương thiện ở một làng thuộc miền Brơtanhơ. "Chính trực và lương thiện" theo các câu sáo ngữ của thời đại ấy, diễn tả tâm trạng của những năm 1930. Không phải là vấn đề "những năm điên loạn", đó là những năm của cuộc sống gia đình, của luân lý và lao động, ở thành thị cũng như ở nông thôn.

Không được lẫn lộn nước Pháp của thời sự phim ảnh với nước Pháp của những tập san địa phương các xứ đạo.

Ở tuồi 16, Giôdet Cuđrông say mê một chàng trai trẻ 17 tuồi, người Pari, đến nghỉ hè ở trong làng. Chàng là con của "những nhà quyền quý sống trong lâu đài" như người ta thường gọi. Căn nhà lớn vượt hắn lên ở trong làng, hàng năm chỉ mở cửa vào tháng bảy tháng tám. Và đến tháng Mười, Giôdet Cuđrông nhận ra mình đã có mang. Nàng đã "phạm tội" và tất nhiên không dám thú nhận.

Kẻ chiu trách nhiệm đã lại ra đi theo đuổi việc học hành ở Pari, không hay biết gì cả, nhưng sự nồi giận của ông bố Giôdét thì thật kinh khủng vì gia đình đã mắc ô nhục.

Vào thời kỳ đó và ở nơi thôn dã, mọi người thường biết rõ nhau, thì một biến có như vậy thực là một tai họa.

Bố Giôdét nồi giận đến nối Giôdét phải trốn khỏi nhà, lên ở Pari, tại ga Mennơ.

Giôdét sinh nở trong một trại giáo dục dành riêng cho các có gái "phạm tội". Ở hoàn cảnh như vậy không thể đòi hỏi hơn được! Giôdét không thề lựa chọn một cái gì khác thế. Nàng mới 17 tuổi, thực ra dang còn là một cô gái vị thành niên.

Bơ vơ và lạc lõng giữa Pari, không tìm đâu được một sự giúp đỡ hay thông cảm nào, nàng đã trao đứa trẻ sơ sinh cho Sở cứu tế.

Nàng đã "trao" con, nghĩa là đã cho nó cái họ của nàng thời con gái: Cuđrông và cả tên của nàng nữa. Đứa trẻ có tên là: Giôdét Cuđrông như nàng. Cha bé không ai biết tên, chắc chắn như vậy.

Ở Pari, Giôdét đã thử tìm gặp người tạm gọi là cha vô danh đó. Hán ở trong một ngôi nhà tư sản đẹp đẽ ở quận XVII, nhưng người hầu gái đã khinh khinh nhìn nàng và nói: "Cậu Pôn ở nội trú trong trường dòng; song cô có muốn nhân lại thân phụ và thân mẫu cậu điều gì..."

Giôdét lẩm bầm: "Không, không cần phiền đến thế, cảm ơn...". Và nàng không bao giờ trở lại nữa. Cô hầu gái còn nghèo nàn hơn cả nàng!

Thế là nàng nói với Sở cứu tế: "Tôi muốn con gái tôi giữ cái tên đó: Giôdét Cuđrông. Tôi sẽ trở lại tìm nó một ngày nào đó".

Nhưng rồi nhiều năm trôi qua, Giôdét không muốn bị chìm đắm trong trụy lạc ở Pari, nàng đã quay trở lại Brơtanhơ. Sau nhửng suy nghĩ và cả những lời dọa nạt mà ta có thề hình dung được, cha nàng đề nàng ở lại nhà. Ông nói:

"Mày có thể trở về, nhưng đừng đem đứa trẻ về gia đình tao. Tao không muốn có nó trong nhà".

Đã năm chục năm nay, "luân thường đạo lý" có thề làm cho bất kỳ con người nhân hậu nào cũng trở thành quá quắt như vậy.

Khi đã trường thành, Giôdét vẫn chưa xin được con về, lại để vài năm nữa trôi qua và tự nhủ: "Ngay khi ta kiếm được đủ sống ở nơi nào không phải là ở trong làng, ta sẽ đi tìm con gái ta về".

Đến khi nàng quyết định được thì đã muộn quá rồi. Nàng dã để quá hạn. Nàng không biết rằng công việc ấy có một thời hạn, nàng không biết gì hết. Đến lúc muốn thu xếp công việc ấy thì đã là chiến tranh. Giôdét có nhiều việc khác phải làm hơn là việc tìm kiếm lại đứa con, nàng cũng không hay ngay cả nó đã được ai nhận làm con nuôi chưa, nó ở vùng tạm chiếm hay vùng tự do hoặc nó có còn sống hay không.

Thế là đứa trẻ trở thành nỗi ám ảnh nàng.

Dần dà ngày một có tuổi và già dặn thêm, nàng tự giải thOát được mọi điều nan giải, tội lỗi, thói đạo đức giả vẫn vây quanh nàng từ bấy tới nay. Nàng chỉ còn một ý định: Tìm lại đứa con, dẫu có phải cho nó trình diện trước chốn công cộng của xóm làng lúc tan buồí lễ lớn cầu kinh.

Năm tháng trôi qua, nàng vẫn không ngừng tìm con. Nàng kiếm sống bằng nghề bồi bàn rồi thủ quỹ. Đó là một cuộc đời buồn tẻ và rốt cuộc muộn mằn nàng lấy người quân lý quán cà phê nơi nàng làm việc, không vì tình yêu.

Nàng kể cho người chồng tốt bụng câu chuyện riêng tư và điều ám ảnh nàng: Tìm lại đứa con gái. Con nàng ở đâu đó trên nước Pháp, có lẽ chưa lập gia đình, có lẽ còn mang tên nàng đặt cho, cái tên trùng với tên nàng: Giôdét Cuđrông. Đó là hướng tìm duy nhất.

Năm tháng cứ trôi qua theo nhịp các trang danh bạ điện thoại và danh sách cử tri mà nàng tra cứu đến mỏi mắt để tìm tên con gái.

Thỉnh thoảng, chồng nàng, con người vốn có định kiến, nhân từ nói với nàng: "Tội nghiệp Giôdét, thực chẳng khác gì đáy bề mò kim".

Tuy vậy ông ta vấn giúp đỡ nàng vì ông hiểu, ông biết ông không thể có con với nàng: ông đã luống tuổi.

Thế rồi, năm 1960, như một cơn choáng, sự việc đã đến!

Giôdét Cudrông đây rồi, chính con gái nàng, đang ở một thành phổ miền Iderơ. Nàng đã 24 tuồi, chưa lập gia đình, chỉ có thế là nàng!

Gỉôdét bèn thuyết phục chồng bán của hàng đi và dọn đến khu vực con nàng đang ở trong thành phố miền Iderơ ấy.

Và bà mẹ đã mất nhiều thời gian đề đạt tới việc nhận ra con gái mình từ xa. Khi thì xuất hiện trên đường đi của con, khi thì cũng mua hàng... bà đã trở thành người quen biết sơ sơ của con gái mình và nhích thêm, nhích thêm chút nữa... Bà mời Giôdét đến quán cà phê bà mới mở. Dần dà Giôdét Cuđròng trở thành người bạn thân thiết của chính mẹ mình mà không biết; còn bà thì không dám thú nhận sự thật với con gái; mặc cho chuyện đó sau này vỡ lở ra còn hơn nói bà là mẹ nàng. Vì mỗi khi nói câu chuyện về gia đình hay con cái, Giodét lại luôn có ý nghĩ: "Bà biết không, tôi mong rằng không một ai biết thời thơ ấu của tôi. Tôi đã bị mẹ bỏ rơi. Tôi không rõ mẹ tôi hiện nay ở đâu. Tôi cũng không muốn biết điều đó nữa!".

Đôi với bà Giôdét, tình thế lại còn gay cấn hơn trước vì bà đã nhận ra cô con gái mình, bà lại là bạn thân của nàng nữa; nhưng bà không dám nói lên sự thật mà con gái bà một mình không bao giờ đoán ra được điều đó. Nàng chỉ biết bà dưới cái tên bà Becna, cũng với chồng mở cửa hàng cà phê và ăn uống Técminuýt.

Nàng chỉ biết rằng bà cùng tên với nàng song điều đó không quan hệ gì cả.

Tiếp đó là một điều có lẽ là gay cấn đôi với bà mẹ. Nàng đã đính hôn. Nàng sẽ lấy chồng.

Và cũng rất tự nhiên nàng bảo với bà Bécna nhân hậu:

"Chúng tôi có thề đặt tiệc cưới ở cửa hàng bà. Khách khứa không đông lắm vì bà biết đấy, chỉ có họ hàng nhà chồng". Rồi nàng nói thêm với một vẻ cay đắng đọng lại ở cuối môi mỗi lần nàng đề cập đến câu chuyện: "Bà biết đấy, tôi không có cha mẹ..."

Thủ tục hôn lễ, tiệc cưới của con gái là tình thế nặng nề một cách khủng khiếp đối với bà.

Người ta cảm ơn bà: "Bà Bécna đã sửa cho chúng ta một bữa tiệc ngon lành... Hãy vỗ tay một tràng tặng bà Bécna".

Bà tự cảm thấy cách vời hơn bao giờ hết khi đưa bánh ga-tô của hôn lễ lên phục vụ.

nữ láng giềng
Ảnh minh họa

Làm sao nói với nàng lúc này đang trong hôn lễ: "Ta là mẹ con... Chính ta đã bỏ rơi con... Chúng ta hãy ôm hôn nhau!".

Tuy vậy bà Becna không từ bỏ ý nghĩ ấy. Trái lại ý nghĩ ấy càng mãnh liệt hơn. Một ngày nào đó bà phải thú nhận với con gái. Bà sẽ tìm ra được thời điềm và không khí thích hợp đề nói. Bà sẽ không nhắm mắt được nếu không nói ra điều ấy. Và một ngày kia, lóe lên một tia sáng: Có một gian nhà không có người ở, ngay trước cửa nhà bà. trên cùng một cầu thang. Căn nhà đó có thể rất đẹp cho một cặp vợ chồng với một hoặc hai đứa con!

Bà thuyết phục con gái lấy căn hộ đó, khi ấy đã trở thành chị Giôdét Đăngđrô.

Thế là bà trở thành hàng xóm cùng cầu thang với con gái. Đó là một bước tiến bộ.

Một ngày nào đó bà sẽ có cơ hội đề nói mọi cái với con vì đã gần gũi nhau đến thế! Nhưng trái lại, điều đó ngày càng khó có thể có và nhiều năm nữa trôi qua. Giôdét Đăngđrô trước tiên có một con gái rồi một con trai. Bà Becna hiền hậu, người láng giềng cùng cầu thang lúc nào cũng ở bên sẵn sàng giúp đỡ nàng. Bà trở thành người không thề thiếu được đối với nàng. Bà làm giúp mọi việc mà bà có thề làm được, bà đến tận bệnh viện thăm nàng rồi trông con cho nàng mỗi khi nàng cần nhờ và. Nàng là một thiếu phụ mà bà không bao giờ dám nói: "Ta làm tất cả mọi việc vì ta là mẹ của con và con đã đề ta trông nom chính các cháu ta".

Bà nói thế nào được khi mà Giôdét lúc nào cũng bịt miệng bà bằng những ý nghĩ kiều như: "Khi tôi trông thấy các con tôi và khi tôi nghĩ rằng mẹ tôi đã bỏ rơi tôi -Tôi không biết rằng bà ta còn sống không -Tốt hơn hết là tôi không nên biết, vì tôi sẽ nói cho bà ta biết tôi nghĩ gì về bà ta".

Bà Becna đôn hậu đôi lần thử làm dịu phần nào mối căm hờn còn chưa nguôi ấy: "Cô biết đấy, không nên kết tội như vậy, chắc chắn đấy là một bà mẹ không chồng và ở thời đó, sự việc ấy là một điều ô nhục".

Nhưng lần nào cũng vậy, Giôdét cắt ngang câu nói độ lượng ấy bằng một nhát dao găm: "Đến loài súc vật cũng không bỏ con cái".

Và mặt nàng ánh lên một nét khinh thị xa xưa đã khắc sâu trên gương mặt từ khi còn ấu thơ, đến nỗi bà Becna vẫn nguyên vẹn là bà Becna.

Nhân dịp Noen, bà Bécna đem quà cho trẻ, Giôdét nói: "Tôi nghĩ rằng nếu mẹ tôi là một con người bình thường thì bà ta đã ở đây với chúng tôi mà chiều chuộng các cháu. Đối với bà mẹ mà bỏ rơi được con cái thì người mẹ đó không bằng một con vật".

Tối đó, bà Becna mất hết hi vọng. Mỗi khi con gái bà nói vậy thì như nàng đã giết bà.

Bây giờ bà đã là tù nhân của cô hàng xóm. Và thời gian càng trôi đi, bà càng tự nhủ phải nói lên tất cả nhưng bà càng không dám nói.

Tình hình cứ diễn ra như thế đến năm 1968, mãi đến ngày 17 tháng 2 năm 1968.

Hôm đó bà Becna hiền hậu, người láng giềng của Giôdét Đăngđrô bị một xe mô tô hất ngã trên đoạn đường dành cho khách bộ hành. Bà bị chết ngay tức khắc, thọ 48 tuổi. Ngay tối đó, vừa đau buồn vừa xúc động, Giôdét Đăngđrô đến trông coi thi hài bà bạn thân thiết, láng giềng cùng cầu thang nằm trên giường liệm. Ít ra cũng phải như vậy. Ông chồng bà cũng ở đó, con người tốt bụng tuy không là gì cả trong câu chuyện nhưng ông biết rõ hết.

Ông khóc vì nỗi đau riêng của ông và cũng vì nỗi đau riêng của bà. Nhưng ông không nói với thiếu phụ là nàng đang coi thi hài của "ai".

Mẹ nàng đã hàng nghìn lần muốn nói với nàng, ít ra cũng để nàng hiểu bà đôi chút nếu không phải đề tha thứ cho bà, thì từ nay không thề làm gì hơn được nữa.

Ngày hôm sau, Giôdét Đăngđrô cảm thấy có sự choáng váng kỳ lạ khi đọc cáo phó trong tờ nhật báo:

"Bà Giodét Becna tức Cuđrông".

Bà láng gíềng lại cùng họ cũng tên với nàng thời con gái?

Khi người ta khênh quan tài xuống cầu thang, Giôdét Đăngđrô nhìn theo không nói một lời, ngập ngừng rồi đặt tay vào cánh tay ông Becna nhân hậu, khẽ níu ông lại. Nàng bối rối cảm thấy kỳ cục, thảng thốt, và sợ sệt... Tay kia nàng vò nhàu mảnh cáo phó mà nàng cắt ở tờ báo và đã đọc đi đọc lại hàng trăm lần cho chắc chắn...

Nàng chìa mảnh giấy cho ông Bécna và đưa mắt dò hỏi. Ông đăm đăm nhìn nàng nửa giây, và chỉ gật đầu đồng thời đôi mắt nhìn xuống có ý nói lên rằng ĐÚNG và ra hiệu cho nàng "Hãy đi lên phía trước".