Nguyên nhân và cách chữa đau lưng ở bà bầu

Đau lưng là một trong những triệu chứng phổ biến đối với các thai phụ trong suốt thai kỳ. Triệu chứng này gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏa của bà bầu, nếu nặng có thể dẫn tới stress ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của thai nhi. Song nguyên nhân của hiện tượng này không phải ai cũng hiểu rõ. Sau đây hãy cùng chuyên gia tìm hiểu các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chứng đau lưng của các bà bầu.

Thay đổi hormone khi mang bầu

Những thay đổi về hormone progesterone ở bà bầu khiến các dây chằng – kết nối giữa khung xương chậu và vùng lưng phía dưới bị mềm ra và nó sẽ gây ra những cơn đau nhói vùng lưng. Đây cũng có thể coi là một hiện tượng của ốm nghén. Loại hormone này có tác dụng giúp khung xương chậu được mềm dẻo và linh hoạt để dễ dàng năng đỡ em bé trong bụng lớn dần lên.

Tư thế vận động

Đây là một trong những nguyên nhân gây nên chứng đau lưng của người phụ nữ. Có không ít các bà bầu ưa chuộng cách ngồi bệt, cố định gót chân xuống sàn nhà, chống hai tay ra phía đằng sau để giữ trọng lượng cơ thể. Kết quả, kiều ngồi này sẽ khiến vùng lưng phía dưới bị đặt trong tình trạng căng thẳng và gây đau.

Vị trí thai nhi

Trong ba tháng cuối của thai kỳ nếu thai nhi không thuận hoặc lưng của em bé ngược lại với lưng mẹ sẽ tạo ra sức ép lên vùng xương lưng, gây đau nhức cho bà bầu. Đối với hiện tượng này, chị em nên đi khám bác sĩ để có phương pháp chữa trị hoặc xoay chuyển thai nhi giúp mẹ bầu dễ chịu hơn.

Đau lưng ở bà bầu
Do cơ thể có nhiều thay đổi đặc biệt, bà bầu rất dễ bị đau lưng

Mắc bệnh

Cũng có một số trường hợp bà bầu trở nên đau lưng dữ dội trong thai kỳ. Đây không còn là triệu chứng bình thường do mang bầu nữa, mà có thể là triệu chứng của một căn bệnh nào đó hoặc chứng đau thần kinh tọa. Lúc này các chuyên gia của BeautyMom khuyên bạn nên đến gặp bác sỹ để điều trị kịp thời, đảm bảo an toàn cho sức khỏe trong thai kỳ.

Khắc phục tình trạng đau lưng ở bà bầu

Hiện nay có rất nhiều phương pháp giảm đau được chia sẻ tràn lan, song đối với các phương pháp thực sự khoa học và an toàn thì liệu bạn đã được biết đến chưa?

- Giữ thẳng lưng giúp cột sống không chịu nhiều áp lực. Khi đứng lên ngồi xuống hay vận động nên nhún đầu gối thay cho việc gập lưng. Giảm thiểu việc nâng vật nặng.

- Ngồi đúng cách: đây là cách tốt nhất để cả chân và lưng được nghỉ ngơi. Bạn nên ngồi với tư thế hai chân đặt trên sàn vuông, đầu gối vuông góc mặt đất sao cho lưng và bụng thoải mái nhất; sử dụng tấm lưới tựa lưng ghế văn phòng giúp ngồi đúng tư thế, nâng đỡ cột sống, tăng cường tuần hoàn và giảm áp lực lên cột sống, tránh sử dụng máy tính quá lâu...

- Không nên ở yên một chỗ quá lâu. Bạn nên thay đổi tư thế đứng hoặc ngồi 30phút/lần giúp mau lưu thông và các khớp xương được thư giãn

Bà bầu tập thể dục
Vận động luôn cần thiết với bất kỳ người nào, kể cả bà bầu cũng phải tập thể dục

- Chọn trang phục phù hợp và giữ ấm lưng. Tuyệt đối tránh xa giầy cao gót, hoặc cao không quá 2-3cm, đặc biệt nên chọn những trang phục rỗng rãi và thoải mái giúp lưu thông máu và dễ vận động. Giữ ấm lưng bằng cách chườm nóng sẽ là phương pháp giảm đau tức thì cho lưng của bạn.

- Tập các bài thể dục hoặc massage. Các chuyên gia khuyên bạn nên tập các bài thể dục nhẹ nhàng dành cho bà bầu như yoga, thư giãn lưng … vừa giúp thư giãn các khớp xương vừa có ích cho ngày vượt cạn dễ dàng hơn. Ngoài ra nên thường xuyên được massage phần lưng. Theo khuyến cáo đối với phụ nữ mang thai từ 4 tháng trở lên mới được thực hiện các động tác massage. Có thể nhờ người thân massage nhẹ nhàng theo cách sau kết hợp với sử dụng tinh dầu massage. Với bà bầu, chỉ nên thực hiện các bài massage thư giãn với những động tác xoa bóp, vuốt, kéo dài một cách nhẹ nhàng và thuần thục, điều này giúp thả lỏng cơ thể. Tuyệt đối không được bấm huyệt để tránh các cơn co thắt, hai vùng nhạy cảm là ngực và bụng không nên massage vì sẽ tạo ra cơn gò tử cung.