Truyện ngắn: MỘT NGÀY CỦA CHỊ ÊLEN BARÊ

Êien Barê trở về nhà, đờ đẫn ra vì mệt, xám xanh vì mệt, già đi vì mệt ở cái tuổi hai mươi bảy này. Trong tám giờ dằng dẵng, chị đã may cùng một loại quần, cũng một hướng may, cùng một tốc độ, hàng chục và hàng chục chiếc quần bằng vải xanh. Ẻlen Barê là thợ may quần. Phải may cho nhiều, phải cố mà kiếm sống, và phải đi xe lừa, xe ôtô buýt cho kịp đề trở về nhà ở một ngoại ô xám xịt có những ngôi nhà nhấp nhô xám xịt với những người dân xám xịt, xám xịt.

Trời hỡi, sao mà tất cà đều xám xịt! Ngày thứ hai tháng mười ấy cũng xám xịt! Vào cái năm 1965 này người ta đã nói đến giải phóng phụ nữ. Giải phóng Êlen Barê ư? Giải phóng chị khỏi cái gì chứ nhỉ? Chẳng khỏi cái gì cả.

Một người chồng đã bỏ ra đi và năm đứa con, chị đương độ tuổi hai mươi bảy, thử hỏi giải phóng Êlen Barê khỏi cái gì nào?

Sáng ra, lúc sáu rưỡi, tươi tắn hay không, mặt mày lem luốc hay không, tỉnh ngủ hay không, phải chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu đã.

Luyđôvich chín tuổi, Giăng tám tuổi, Valêri bảy tuổi, Ximông năm tuổi đều đi học. Ăn sáng và xô đây nhau trong ba gian vừa là nhà vừa là bếp.

Ai rửa mặt? Ai không? Không quan trọng gì cả.

Một giờ sau, bầy trẻ nhỏ đi hàng một đã ở trước cổng trường, nhà trường sẽ "phân phát" cho chúng nền văn hóa cưỡng bức, nó sẽ làm cho chúng thành những cá thể tự do, và chúng ăn ở căng-tin.

Đó là một việc giải phóng phụ nữ! Căng-tin cũng quan trọng thật!

Điều đó cũng cho phép bà mẹ ăn uống ở một căng-tin khác.

Đến bảy giờ rưỡi, Êlen Barê thả đàn con như đàn gia súc trước cảnh cổng lớn đóng kín. Học sinh chỉ được vào trường lúc tám giờ. Chúng chờ đợi. Êlen chỉ còn vừa đủ thì giờ "bắt" xe buýt ra ga rồi nhảy lên xe lửa và đến chấm công ở xí nghiệp Z... Tại đó, những chiếc quần diễu hành dưới máy khâu suốt tám giờ liền.

Đến năm giờ, Luyđơvich, Giăng, Valêri, Ximông, đi bước ngắn và hàng một, lủi thủi trở về nhà.

Êlen chỉ ra về được lúc sáu giờ; xe hỏa và xe buýt chỉ đưa được chị về căn nhà ba gian liền bếp vào lúc bảy giờ. Bảy giờ ba mươi hàng ngày chị phải mua sắm.

Những cuộc chạy như ngựa phi nước đại trong các cửa hàng sắp đóng cửa với cái túi lưới đè nặng trĩu trên vai.

Nhưng tối nay, 25 tháng 10 năm 1965, không còn là cuộc đi mua sắm nữa.

Cuối tháng đã đến, và những ngày cuối cũng kéo dài, dài bao nhiêu thì túi tiền của Êlen dẹt bấy nhiêu. Đồng lương, phụ cấp con cáỉ chỉ vừa xoắn trong cái tháng mười này, tháng khai trường. Mà nhà trường thì đã không bao giờ thu học phí, mọi bà mẹ đều hiểu điều đó giá trị đến thế nào.

công nhân may
Ảnh minh họa

Êlen Barê chỉ còn năm mươi phơrăng. Chị đau chân, đau lưng, đau đầu, và chỉ có một mình, cô đơn một cách đáng kinh sợ.

Êlen lục túi tìm chìa khóa. Căn nhà dường như đối với chỉ thật yên lặng, quá yên lặng!

Có chuyện gì thế này? Tụi trẻ đâu? Chúng kia, cả bốn đứa trong bóng tối. Tại sao lại tối tăm thế này? Tay Êlen lần tìm cái ngắt diện: click, clắc, không thấy gì cả, và ngay trước khi Luydôvích kể lại, chị đã hiểu ra.

Mảnh giấy con kia, dưới cánh của. Mảnh giấy chết tiệt, không cứu vãn được nữa và mang tai họa:

Cắt… Nhân viên "gì ấy" của công ty phân phối điện, đã có mặt ngày ... giờ ... đã cắt công tơ ngoài, nguyên nhân: không thanh toán hóa đơn tiền điện. Vậy là lũ trẻ con dồn cả vào trong bếp, Luyđôvich đã thấp một cây nến, chúng chờ đợi, chúng không báo cho ai cả, chúng ở đó, trong bóng tối từ bao lâu rồi? Và bất chợt Êlen lo lắng kinh hồn, chị chạy, chạy vội về phía gian buồng cuối, mở toang cửa ra và chỉ sụp xuống nước mắt tuôn tràn vừa lo sợ, vừa thấy nhẹ nhõm cả người.

Valêri ở đó, Valêri đang vận hành cái máy quỷ quái với tất cả sức lực của đôi tay bé nhỏ trong đêm tối, và Valêri nói với cái máy, kể những chuyện đã xảy ra ở trường, em kề những chuyện lặt vặt thường lệ gồm những điều vô nghĩa cô giáo đã nói những gì, vì sao em không yêu bạn gái ngồi cạnh em ở trong lớp, giờ ra chơi ra sao. Valêri nói với cái máy vì đó là một cái máy kỳ cục, giống như một con chuồn chuồn bằng kim loại với những lỗ thông hơi của nó. Và trong cái máy kỳ quặc của kỹ thuật ấy có một thân hình bé nhỏ đang nằm sóng sượt, đó là thân hình của Patơrich 11 tuổi, con trai cả của Êlen. Em đã sống trong cái phổi sắt ấy từ sáu năm nay, và chính em là nỗi lo sợ của Êlen.

Một hôm Pátơrich mắc bệnh "pô-li-ô", em không thở được nếu không nhờ cái máy ấy. Đề cho em được rời viện, Êlen đã vật lộn đến mức có thề thuê được cái máy đó về nhà. Nhờ vậy Patơrich đã thấy lại ngôi nhà, các em trai em gái và bọn chúng cũng đã quen bàn cãi với anh cả nằm trong máy. Patơrich bị vùi kín hoàn toàn trong máy. Chỉ trông thấy đầu em trong một lỗ trong suốt. Máy giúp em thở suốt ngày đêm.

Trong mọi trường hợp, mình em, em không thể sống được đến vài ba phút.

Nhưng cái phổi chạy bằng điện, và nếu như không có điện hay bị hỏng hóc, phải luôn tay vận hành một cái bơm. Valêri đã làm điều đó từ lúc về nhà đến giờ.

Tất cả các em, trừ em bé nhất đều biết phải làm gì khi hỏng hóc. Êlen đã chỉ và giảng giải cho chúng. Chị sợ quá lắm, máy quá mong manh. Đề có được Patơrich trong nhà, chị phải thực hiện một sự thăng bằng toàn vẹn, bằng biết bao nhiên điều không cân đo được...

Một cô láng giềng trông họ máy ban ngày, các con chỉ thay thế cô ta khi đi học về, một chị y tá đảo đến thăm nom hai ngày một lần... Thật là điên rồ! Người ta đã báo chị vậy.

Chứng cớ là theo giấy báo, điện đã bị cắt từ hồi mười bảy giờ ba mươi, và bọn trẻ, may mắn thay đã kíp trở về ngay sau đó. Phải là sau chút ít, tí ti thôi.

Trong cái máy có lỗ thông hơi, Patêrich hơi nhăn nhó một chút và Valêry giải thích cho mẹ rằng em đã thấy Parơrich có nét mặt xấu như vậy khi em trở về. Máy không chạy và Parơrich thở một mình rất khó khăn, được một lúc rồi. Bây giờ thì ổn rồi.

Êlen lạnh toát cả người. Mệt nhọc và sợ hãi bất thần như đã chặt chân chị.

Bây giờ mà chạy đến công ty điện giải thích tình thế của mình thì cũng quá muộn, và thế nào thì thế, dẫu có trả tiền, dẫu có tưởng tượng rằng xoay được tiền từ giờ đến sáng mai, thì họ cũng không cấp lại điện tối thiểu trước hai, ba ngày.

Mọi điều như xô đẩy nhau trong đầu Êlen, và các giải pháp va chạm nhau lủng củng. Mai không đi làm, tìm ai đến ở bên Patơrich, chạy tiền, đến gặp công ty điện, chiến đấu, chiến đấu, chiến đấu mãi.

Đáng lẽ ra chị phải tính đến chuyện đó, đáng lẽ ra phải trả tiền, không vừa chờ cuối tháng đến vừa cầu xin. Phải yêu cầu giúp đỡ.

Song lẽ thế này: Êlen biết rõ nếu cầu cứu các cơ quan từ thiện xã hội, chị có khả năng mất Patơrich, họ sẽ lại đưa nó vào bệnh viện, xét hoàn cảnh "quá quẫn bách" như họ nói.

Chính vì thế nên Êlen chiến đấu từ nhiều tháng nay và tính toán, tính toán đến không bao giờ hết được cả.

Chỉ tính toán tiền nong, thì giờ, những điều hiểm nguy, những điều trắc trở và không tính toán nổi nữa.

Nếu khóc được chị đã khóc to lên, chị bỏ mặc, chị gọi đội cứu nạn, cảnh sát, thầy thuốc để họ giải thoát cho chị. Đáng lẽ ra chị đã có thề làm thế, chị phải làm thế vì cái bơm bằng tay này chỉ là tạm thời, nhưng chị lại đờ đẫn ngây dại ra. Như một cái máy, Êlen ngồi vào chỗ con gái để vận hành cái bơm. Chị biết cách nói năng, cách tồ chức, chị biết vật lộn như thường lệ:

"Vulêri cho các anh em con ăn đi... đem canh của Patơrich lại đây cho mẹ... cho bé ngủ đi. Khóa ga bếp lại... Đừng quên đề đồng hồ báo thức sáng mai... Các con sẽ đến trường một mình, con sẽ xin phép cô giáo quay về, con nói rằng mẹ cần đến con, mẹ sẽ viết cho con mấy chữ, con sẽ báo cho cô láng giềng, coi chừng ngọn nến đấy... các con nằm ngủ cho ngoan, mẹ ở đây... Mang cà phê cho mẹ, mẹ không được ngủ."

Phải vặn hành cái bơm không ngừng tay. Cuộc sống, hơi thở của Patơrich phụ thuộc vào đó. Nó nằm kia, trong cái máy ấy, tin tưởng, thanh thản vì đã thấy lại mẹ, nó ăn nhỏ nhẹ, nó ngủ êm đềm. Êlen ngồi cứng đờ trên chiếc ghế. Tay chị cử động đều đặn một cách đáng thương. Cứ năm mươi lần một,
Êlen lại đổi tay. Chị đếm để khỏi buồn ngủ. Hít vào, thở... một... hai... ba...

Cứ như chị thở thay cho con trai, cùng một nhịp.

Êlen là một người máy, chị không nghĩ nữa, chị đếm, chị thở, chị đổi tay, chị bắt đầu lại.

Êlen không tồn tại nữa.

Đêm tối đen trong yên lặng. Tiếng động nho nhỏ của lá phổi ăn nhịp với sự mỏi mệt của riêng chị. Chân chị nặng nề, mi chị cũng nặng trĩu, Êlen ngủ thiếp đi một nửa giây mà bằng thời gian của một cơn ác mộng...

"Điên rồ, thực là điên rồ."

Và điều đó xảy ra đêm 25 tháng 10 năm 1965 ở đâu đó bên nước Mỹ. Bảy giờ sáng ngày thứ ba 26 tháng 10 năm 1965, Patơrich không thức dậy nữa trong cái phổi sắt của nó. Êlen đã không thề nhớ lại chị đã ngừng vận hành máy bơm lúc nào và bao nhiêu lâu...

Chị đã ngủ trên chiếc ghế ấy lúc nào và bao nhiêu lâu.

Chị không nhận ra được gì nữa. Chị đã ngủ một giờ hay năm phút... Quan trọng biết bao nhiêu...

Người ta không đo sự thất vọng chính xác đến hàng giây.