8 dấu hiệu bị bệnh tiểu đường dễ nhận biết nhất

Bệnh tiểu đường là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay, người bị bệnh tiểu đường thường không có cách nào chữa hết bệnh mà chỉ còn cách sống chung với nó. Bệnh tiểu đường rất nguy hiểm với những biến chứng mà nó gây ra, sau đây là một số dấu hiệu bệnh nhân tiểu đường nên biết.

Nguyên nhân gây bệnh

Đường là chất dinh dưỡng cơ bản có trong thức ăn cung cấp năng lượng chính cho các hoạt động của cơ thể. Khi thức ăn được tiêu hóa ở dạ dày và ruột thì đường trong thức ăn sẽ được hấp thu bởi ruột non và được vận chuyển vào trong máu đi nuôi cơ thể. Lượng đường trong máu tăng sẽ kích thích tuyến tụy hoạt động tiết insulin để đưa đường hấp thụ vào tế bào nuôi cơ thể và giảm lượng đường có trong máu về mức bình thường.

nguyên nhân tiểu đường
Cơ chế của bệnh tiểu đường

Dấu hiệu bị bệnh tiểu đường xuất phát do các tế bào trong cơ thể không thể sử dụng insulin (hiện tượng kháng insulin ở bệnh nhân tiểu đường tuyp 2) hoặc do tuyến tụy không có khả năng sản xuất insulin (bệnh nhân tiểu đường tuyp 2) để đưa glucose chuyển hóa từ thức ăn đi nuôi cơ thể, làm tăng lượng đường trong máu gây bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu bệnh tiểu đường

Sau đây là một số dấu hiệu bị bệnh tiểu đường thông thường bắt gặp ở cả bệnh nhân tiểu đường tuyp 1 và bệnh nhân tiểu đường tuyp 2:

Bệnh nhân khát nước

bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường có mức đường huyết trong máu cao sẽ lấy nước từ các tế bào pha loãng đường có trong máu làm các tế bào trong cơ thể thiếu nước kích thích não điều chỉnh cảm giác khát của cơ thể để bù nước. Vì nguyên nhân này mà bệnh nhân tiểu đường thường uống rất nhiều nước.

khát nước
Người bị tiểu đường thường uống rất nhiều nước

Đi tiểu nhiều

bệnh nhân tiểu đường thường uống nhiều nước và kèm theo đó là trong máu có quá nhiều đường nên cần đào thải bớt ra bằng đường nước tiểu. Vì vậy dấu hiệu bệnh bị bệnh tiểu đường là bệnh nhân đi tiểu thường có kiến bu quanh rất nhiều.

Mệt mỏi

bệnh nhân tiểu đường không có khả năng sử dụng glusose có trong thức ăn phục vụ cho các hoạt động hàng ngày mà lấy trực tiếp năng lượng từ mô mỡ của cơ thể để tạo ra năng lượng. Vì vậy cơ thể phải dùng năng lượng nhiều hơn và mệt mỏi hơn.

Ăn nhiều

do lượng đường có trong máu cao và cơ chế của cơ thể là tiết ra nhiều insulin để chuyển hóa đường vào trong cơ thể. Tuy nhiên do cơ thể không thể sử dụng chức năng này của insulin và insulin trong cơ thể lại có khả năng kích thích cảm giác đói, insulin càng nhiều thì cơ thể càng cảm thấy đói. Vì vậy một trong những dấu hiệu bị bệnh tiểu đường là bệnh nhân tiểu đường thường có cảm giác đói dữ dội.

Giảm cân

bệnh nhân tiểu đường phải sử dụng năng lượng chuyển hóa từ các mô mỡ, ngoài ra lượng đường có trong thức ăn cơ thể không thể sử dụng và được đào thải qua đường nước tiểu. Đó chính là nguyên nhân làm giảm cân ở bệnh nhân tiểu đường dù là ăn rất nhiều.

Vết thương chậm lành

lượng đường có trong máu quá cao gây khó khăn cho các hoạt động của các tế bào bạch cầu có trong máu làm cho các vết thương hở trở nên lâu lành và thường bị nhiễm trùng hơn. Ngoài ra, do lượng đường có trong máu quá cao, làm dày thành mạch máu gây cản trở việc vận chuyển oxi và chất dinh dưỡng đi nuôi các mô của cơ thể. Đây là một dấu hiệu bị bệnh tiểu đường điển hình.

Dễ mắc các bệnh nhiễm trùng

bệnh nhân tiểu đường hay bị mắc các bệnh nhiễm trùng, nấm, nhiễm tùng da… do hệ thống miễn dịch bị ức chế và lượng đường trong máu cao làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể.

Ảnh hưởng hệ thống thần kinh

lượng đường có trong máu cao gây khó khăn cho việc vận chuyển oxi và dinh dưỡng tới nuôi các tế bào thần kinh, làm cho các tế bào thần kinh bị suy yếu. Dấu hiệu bị bệnh tiểu đường này thường thấy là bệnh nhân gắt gỏng, mất ngủ, lẫn lộn… tay chân tê bì, cảm giác đau đớn kém (một số người không biết tay chân bị thương, chỉ tới khi chân tay bị hoại tử phải cắt bỏ để bảo toàn tính mạng).

Lời khuyên chuyên gia

Bệnh nhân tiểu đường mắc một trong những dấu hiệu bị bệnh tiểu đường nêu trên nên tới cơ sở y tế để được khám và điều trị đúng cách, tránh dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu, tránh cho lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp, có thể ảnh hưởng tính mạng của bệnh nhân.

Bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế dùng các loại dao kéo, có thể gây tổn thương cơ thể, khó lành và đôi khi dẫn tới nhiễm trùng máu.

Theo dõi các dấu hiệu bệnh tiểu đường và nên đi khám nếu có biểu hiện khác thường, tránh để biến chứng nặng.