Bệnh đau lưng với nhân viên văn phòng

Là một người làm việc trong văn phòng và ở nhà trên máy tính từ 12-14 h một ngày, vấn đề bản thân tôi gặp phải đó là một căn bệnh văn phòng: Đau lưng.

Không chỉ là các nhân viên văn phòng nói chung mà đặc biệt các chị em nhân viên nói riêng. Đi làm bằng dép cao gót ngồi trước máy tính một thời gian dài trong ngày, rồi ngày này qua ngày khác. Căn bệnh không phải thể hiện ngay ra bên ngoài nhưng nó âm ỉ theo bạn tới cả cuộc đời. Quan trọng hơn là lúc bạn về già căn bệnh đau lưng không buôn tha mà có khi còn hành hạ bạn ghê gớm hơn. Vậy tại sao chúng ta không đề phòng căn bệnh này ngay từ khi nó chưa hình thành bệnh.

Bệnh đau lưng nhân viên văn phòng
Bệnh đau lưng là vấn đề nhiều dân văn phòng gặp phải

Trước hết tôi sẽ nói cho các bạn nguyên nhân mà dẫn tới lưng các bạn bị đau :

  1. Nằm ngủ trên giường nệm quá mềm: Tư thế này làm cho độ cong tự nhiên của cột sống mất thẳng hàng, khiến lưng chịu thêm sức nặng. Việc nằm sấp khi ngủ cũng có thể làm căng cổ và lưng (nhất là khi có gối đầu) và gây đau. Tư thế đúng là nằm thẳng lưng hay nằm nghiêng trên một tấm nệm dày thẳng, không trũng. Nếu nằm ngửa khi ngủ, nên đặt thêm gối dưới đầu gối. Nếu nằm nghiêng, hãy gập nhẹ đầu gối để giảm áp lực lên thắt lưng (nên ôm gối dài nằm nghiêng).
  2. Nếu muốn nằm khi đọc sách hay xem ti vi, hãy nằm sấp chống khủyu tay trong thời gian ngắn; hoặc nằm ngửa với cái gối dưới thắt lưng.
  3. Đứng cúi lưng trong thời gian dài: Làm gia tăng áp lực lên cột sống. Việc đứng cúi lưng với 2 chân thẳng hay mang giày cao gót cũng làm cột sống mất đi độ cong tự nhiên.
  4. Nếu phải đứng lâu, hãy đặt 1 chân lên ghế đẩu để giảm áp lực lên cột sống và giữ cột sống thẳng. Nếu cần thiết, hãy gập nhẹ đầu gối. Chỉ nên mang giày cao gót trong một số dịp đặc biệt. Nếu vừa đứng nghe điện thoại vừa phải ghi chép, đừng cúi lưng xuống mà hãy kê cao giấy bút lên.
  5. Ngồi thõng tay: Khiến cột sống không thẳng và tăng trọng lượng cho vùng thắt lưng. Nếu ngồi trên ghế không dựa, cột sống càng khó giữ thẳng hơn (tương tự khi ngồi xa tay lái khi lái xe). Tư thế đúng là ngồi ghế dựa, có một cái gối nhỏ hay khăn cuộn để ở phần lưng.
  6. Cúi với chân thẳng và lưng cong: Làm mất đi độ cong tự nhiên của cột sống và làm vùng thắt lưng phải chịu thêm gánh nặng. Tai hại nhất là nâng vật nặng trong tư thế này. Cách tốt nhất là gập khớp gối và khớp háng, để chân làm điểm tựa chịu lực để mang vật nặng; giữ vật gần với người để hạn chế thấp nhất trọng lượng của nó.
  7. Xoay người sai tư thế: Đây là động tác thường gặp trong môn quần vợt. Nếu giữ chân và hông cố định trong khi xoay người, bạn dễ bị vặn vùng lưng, làm tăng nguy cơ tổn thương địa đệm. Hãy tưởng tượng thân mình như một trụ thẳng từ vai đến mông. Hãy xoay các ngón chân chứ không phải lưng. Quay bàn chân theo hướng đang xoay và bước quanh theo hướng xoay.
  8. Với vật ở xa: Khi một vật ở ngoài tầm với, bạn đừng bao giờ cố với tay để lấy nó vì khi với xa như vậy, lưng của bạn phải làm việc nặng nhọc hơn bình thường. Hãy sử dụng ghế đẩu.

Để phòng chống các cơn đau thắt lưng, nên hạn chế ngồi tối đa. Nên đứng dậy khi nào có thể, thay đổi tư thế thường xuyên, đi lại 30-40 phút một lần. Ở mọi lứa tuổi đều nên tập luyện với hình thức và cường độ phù hợp với sức khỏe. Trong đó, bơi được xem là môn thể thao rất tốt cho cột sống. Ngoài ra, không nên để quá cân (vì làm tăng áp lực lên cột sống), sinh hoạt điều độ và tránh stress.

Nên hạn chế ngồi
Để phòng chống các cơn đau thắt lưng, nên hạn chế ngồi tối đa

Nếu bạn đã bị đau lưng, liệu pháp chườm hoặc dùng thuốc sẽ giúp cải thiện tình hình. Chườm lạnh làm giảm viêm và ngăn chặn chu kỳ đau trong giai đoạn cấp: dùng một túi chườm lạnh ôm lấy vùng lưng hay bọc đá nhỏ trong một khăn tắm, giữ trong vòng 15-20 phút. Chườm nóng giúp giảm đau và thư giãn cơ giai đoạn mạn tính, cũng làm với thời gian tương tự. Hơi nóng cũng làm mềm cơ trước khi luyện tập vùng lưng.

Các thuốc kháng viêm giảm đau giúp hạ nhanh cơn đau cấp, nhưng thường gây biến chứng dạ dày (viêm, xuất huyết hay thủng) và thận. Gần đây, một số thuốc thế hệ mới đã giảm đáng kể nguy cơ này như Mobic (tên gốc meloxicam). Ngoài ra, bác sĩ có thể cho dùng các thuốc giãn cơ, an thần.

Người bị đau thắt lưng không nên uống rượu và chất gây nghiện để giảm đau vì chúng sẽ che dấu triệu chứng đau tạm thời và kéo dài chu kỳ đau. Ngay cả các thuốc giảm đau cũng chỉ nên dùng thời gian ngắn.