Bị gãy xương có nên ăn thịt gà ?

Thịt gà giàu dinh dưỡng và cực kỳ có lợi đối với sức khỏe nhưng theo dân gian, những người bị gãy xương, có vết thương hở hoặc sau mổ thì không nên ăn thịt gà vì nó sẽ khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn. Vậy, điều này là đúng hay sai? Liệu người bị gãy xương có nên ăn thịt gà không ?

Ăn thịt gà có tác dụng gì?

Thịt gà là một trong những nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp lượng đạm chính (bên cạnh thịt heo, bò…) cho cơ thể. Trên thị trường có nhiều loại gà khác nhau từ gà ri, gà tam hoàng, cho đến gà lai tạo, gà công nghiệp. Nói chung, người ta phân thành 2 nhóm chính là gà ta (gà ri, gà tam hoàng…) có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn và gà công nghiệp có hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn.

Theo Đông y, thịt gà gọi là kê nhục và phân ra thành loại trống và mái. Thịt gà trống thường có vị ngọt, tính ấm, không độc, với tác dụng dưỡng khí, vệ khí, bổ trung, an thai, giúp liền xương, trị bệnh phù nước, tích nước trong cơ thể và các chứng tê dại. Trong khi đó, thịt gà mái có vị chua, tính bình, không độc, với tác dụng trị phong hàn thấp, chữa gãy xương, băng huyết và bạch đới.

Theo các kết quả nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, trong thịt gà có chứa protein, lipit, các khoáng chất canxi, sắt, phot-pho và các vitamin A, C, E có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Đặc biệt, thịt gà giúp bồi dưỡng cơ thể, phục hồi thể chất, dùng trong các trường hợp suy nhược, duy dinh dưỡng, ít sữa ở phụ nữ mới sinh hay hư nhiệt sau sinh…

Ngoài ra, cũng phải kể đến những lợi ích của gan gà, mề gà và trứng gà đối với sức khỏe. Gan gà có vị ngọt đắng, tính ấm không độc; là một vị thuốc trong Đông y, thường được dùng để bồi bổ can thận, trợ dương, chữa đau bụng, mắt kém, ra máu, giúp an thai, cả người già lẫn trẻ nhỏ đều sử dụng được. Mề gà được đem phơi hoặc sấy khô làm thuốc chữa bệnh đường tiêu hóa với chứng ăn không tiêu, đầy bụng… Trứng gà thì lại có vị ngọt tính bình, không độc, được dùng để trị các chứng lị, rôm xảy, chữa tê bại, an thai và bồi bổ sức khỏe…

Người bị gãy xương ăn thịt gà được không ?

Dân gian quan niệm, những người bị viêm khớp, gãy xương, có vết thương hở hoặc sau mổ thì không nên ăn thịt gà vì nó sẽ khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn. Vậy, điều này là đúng hay sai?

gãy xương
người bệnh vẫn có thể sử dụng thịt gà trong thực đơn hàng ngày

Theo TS. Nguyễn Mai Hồng (Phó trưởng Khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai), những người bệnh kể cả những người có vết thương hở, người vừa phẫu thuật hoặc bị gãy xương đều không cần kiêng khem trong ăn uống, thậm chí là nên ăn nhiều thực phẩm giàu đạm và canxi để vết thương nhanh liền và cơ thể mau hồi phục. Như vậy, theo quan niệm Tây y người bệnh vẫn có thể sử dụng thịt gà trong thực đơn hàng ngày để giúp cơ thể phục hồi sức khỏe nhanh chóng hơn.

Theo quan niệm Đông y, BS. Nguyễn Xuân Hướng (nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam) cho biết, người vừa mổ xong hoặc có vết thương hở không cần kiêng thịt gà. Tuy nhiên, nếu thể trạng thuộc thể hàn thì không nên ăn thức ăn có tính nóng, có chứa nhiều đạm, đường bột khó tiêu như thịt chó, thịt trâu, thịt gà, gạo nếp… để tránh tích độc, khiến vết thương mưng mủ hoặc gây ngứa vả để lại sẹo. Bên cạnh đó, người bị gãy xương tụ máu cũng nên kiêng ăn những thực phẩm này.

Nói tóm lại, bạn bị gãy xương nhẹ, không gây tụ máu thì vẫn có thể ăn thịt gà để vết thương chóng lành. Nhưng nếu cơ địa của bạn khá nhạy cảm, bị gãy xương phải điều trị bằng phẫu thuật, bạn vẫn nên kiêng ăn thịt gà để tránh bị ngứa da, để lại sẹo hoặc khiến vết thương ung mủ lâu lành. Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như xương sụn, xương sườn, tôm, cua, cá… Chờ đến khi xương đã lành hẳn, bạn hãy bổ sung các món ăn từ thịt gà để bồi dưỡng cơ thể nhé.

Các loại gối đệm dành cho người bị gãy xương, chấn thương

  • Đệm ngồi cho người chấn thương xương cụt, phẫu thuật trĩ: Xem tại đây
  • Gối nẹp gác chân cho người gãy xương chân, phẫu thuật bàn chân: Xem tại đây
  • Gối dựa lưng cho người bệnh trên giường: Xem tại đây
  • Gối ngủ hỗ trợ đốt sống cổ: Xem tại đây