Một số nhân tố ảnh hưởng đến giấc ngủ

Ngủ chính là một nhu cầu bản năng sinh lý tuy nhiên nhu cầu bản năng này không phải lúc nào cũng có thể được đáp ứng mà còn phải phụ thuộc vào các nhân tố khác như: Ảnh hưởng của cơ thể và trí não, ảnh hưởng từ phía môi trường bên ngoài. Ví dụ: Nếu ở trong một môi trường yên tĩnh, dễ chịu thì con người sẽ dễ ngủ hơn, ngủ sẽ được sâu và ngon hơn. Nếu ở trong một môi trường ồn ào, không khí ô nhiễm thì cơ thể sẽ khó đi vào giấc ngủ, ngủ sẽ không ngon và hay bị thức tỉnh giữa chừng, thậm chí có thể thường xuyên bị mất ngủ.

1. Ảnh hưởng của nhiệt độ thời tiết bên ngoài

Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với giấc ngủ

Nhiệt độ cơ thể có thể thay đổi phụ thuộc vào sự hoạt động điều tiết của trí não. Ví dụ như khi cơ thể phải vận động nhiều hoặc khi ăn nhiều thức ăn thỉ nhiệt độ cơ thể khá cao, khi ngủ, nhiệt độ cơ thể có thể giảm xuống. Vì vậy khi ngủ, nếu nhiệt độ trong phòng quá cao, cơ thể sẽ có cảm giác bức bối khó chịu, ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ. Nếu nhiệt độ trong phòng quá thấp cũng không tốt cho giấc ngủ bởi vì khi nhiệt độ quá thấp có thể kích thích sự hưng phấn trong hệ thần kinh, khiến cơ thể phát lạnh.

Điều chỉnh nhiệt độ trong phòng

Nhiệt độ thích hợp nhất cho giấc ngủ là khoảng 21 – 26°c. Vào mùa hè thời tiết khá nóng vì thế khi ngủ nên mở cửa phòng cho thoáng và bật quạt để làm mát cơ thể. Mùa đông thời tiết khá lạnh nên khi ngủ phải biết giữ ấm đầy đủ: Dùng chăn ấm, đệm đủ ấm để giấc ngủ sầu và ngon hơn.

2. Ảnh hưởng của không khí đối với giấc ngủ

Ảnh hưởng độ ẩm không khí đối với giấc ngủ

Độ ẩm trong không khí chính là tỉ lệ hàm lượng nước có trong không khí. Nếu độ ẩm quá cao hay quá thấp đều có ảnh hưởng không tốt cho giấc ngủ. Nếu độ ẩm không khí quá cao sẽ khiến cơ thể không thể thoát được nước ra ngoài, do đó nhiệt độ cơ thể rất khó giảm, gây ra cảm giác đau đầu, trí óc mỏi mệt. Nếu độ ẩm không khí quá thấp, không khí sẽ rất ngột ngạt, khô hanh khiến làn da bị khô ráp, nẻ. Độ ẩm không khí thích hợp cho giấc ngủ là khoảng 60% – 70%.

cây xanh phòng ngủ
Phòng ngủ không khí trong sạch, giàu oxy

Ảnh hưởng của sự lưu thông không khí đối với giấc ngủ

Khi ngủ cơ thể phải tạo ra những bài tiết cần phải được cung cấp dưỡng khí đầy đủ, do đó rất cần thiết một bầu không khí trong lành, tươi mới. Nếu như trong phòng không thoáng khí, lượng khí CO2 trong phòng nhiều trong khi ôxy lại giảm rất ít, như vậy không tốt cho quá trình bài tiết trong cơ thể, và quá trình giải tỏa sự mỏi mệt cho cơ thể. Ngoài ra nếu không khí trong phòng ô nhiễm, có mùi khó chịu sẽ gây ra cảm giác khó chịu, bức bối. Chúng ta cần phải thường xuyên bảo vệ bầu không khí trong lành cho căn phòng của mình bằng cách: Luôn mở cửa sổ, bật quạt để phòng được thoáng khí. Ngoài ra cần phải chú ý tránh để các thực phẩm có mùi trong phòng ngủ để bảo đảm không khí trong căn phòng được trong lành.

3. Ảnh hưởng của âm thanh đối với giấc ngủ

Nếu khi ngủ âm thanh xung quanh môi trường quá ồn ã sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho giấc ngủ. Thông thường khi ngủ cơ thể chỉ có thể tiếp nhận thích ứng vứi 45 vol âm lượng, nếu âm lượng lớn hơn 45 vol thì sẽ gây ảnh hường rất lớn đối với giấc ngủ.

Hạn chế những ảnh hưởng của âm thanh đối với giấc ngủ

Phòng ngủ chính là một môi trường quan trọng cùa giấc ngủ. Vì vậy phòng ngủ nên được thiết kế là một phòng cách âm để âm thanh hạn chế lọt vào phòng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Khi ngủ nên cố gắng tắt hết tất cả các thiết bị gây ra tiếng ồn vì như vậy có thể hạn chế sự ảnh hưởng của âm thanh đối với giấc ngủ.

4. Ảnh hưởng của ánh sáng đối với giấc ngủ

– Nếu ánh sáng quá mạnh sẽ kìm chế những nhân tố kích thích giấc ngủ, sẽ khiến cho cơ thể luôn ở trong trạng thái tỉnh táo. Khi trời tối sẽ rất dễ tạo cảm giác buồn ngủ cho cơ thể vì vậy bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn và sẽ ngủ sâu hơn.

– Duy trì ánh sáng vừa phải: Những ánh sáng mờ dịu sẽ không làm ảnh hưởng cho giấc ngủ vì thế lúc ngủ chỉ nên thắp những loại đèn có ánh sáng dịu, còn nhỏ hơn các loại đèn chiếu sáng thông thường. Cũng có một số người thích ngủ trong bóng tối. Khi ngủ họ tắt tất cả các loại đèn để tạo ra môi trường thoải mái dễ chịu cho giấc ngủ.

5. Ảnh hưởng của màu sắc đối với giấc ngủ

Màu sắc cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định cho giấc ngủ. Mỗi người đều có những mẫn cảm với các loại màu sắc khác nhau. Vì thế cần phải dựa vào sở thích màu sắc của từng người đê trang trí phòng ngủ, chọn màu sơn tường, chăn ga gối đệm… Như vậy sẽ dễ dàng tạo ra môi trường thoải mái, tuyệt vời cho giấc ngủ hơn.

phòng ngủ màu tím
Màu sắc phòng ngủ phụ thuộc sở thích từng người