Truyện ngắn: CHIẾC GHẾ LỘN NGƯỢC

"Ở đấy người ta đang cần một thây ma nữa đấy… Vậy sao lại không phải là chị nhỉ?". Người tiếp nhận được ý kiến ấy ngẩng đầu lên với vẻ thách thức và đưa mắt nhìn chằm chằm vào người đối thoại với mình:

"Anh có lý, tại sao không phải là tôi?"

Kể từ lúc ấy không gì có thề ngăn cản người phụ nữ ba mươi tuồi ấy, chị sẽ vượt qua dãy núi Ăngđơ cao vời vợi bằng máy bay, vào năm 1921. Ở vào thời kỳ mà việc giải phóng phụ nữ còn phôi thai, đó không phải là công cuộc tầm thường.

Chị tên là Ăngdriên Bônlăng và dãy núi đáng sợ ấy chưa bị chinh phục bao giờ. Tuy vậy, trong những năm này, ngành hàng không còn đang tìm kiếm những tước danh, năm phi công đã thử vượt qua núi, nhưng không ai trở về. Họ đều chết ở trên cao, trên đỉnh núi, cả năm tan xác trên một mỏm núi đá nào đó, thân mình làm mồi cho những con diều ăn đêm, loài chim duy nhất có thề bay lượn trên những đỉnh cao chưa ai men tới, ngăn cách hai nước Achentina và Chile.

Ăngđriên là một người "say mê" hàng không và chị đã xin được tuyển vào hãng Cuđrông đề biểu diễn trong các cuộc trưng bày mẫu máy bay. Ngay trong buổi gặp gỡ đầu tiên, lão Cuđrông đã vạch trên sân bay một vòng tròn và báo chỉ rằng, nếu chị đỗ được vào trong vòng ông sẽ tuyển chị. Chị đã thực hiện được, và đó là nguyên nhân để ít lâu nay người ta nói đến chị trong các giới của ngành hàng không.

Dần dà công việc chuần bị càng được chu đáo thì Ăngđriên tính khí càng thất thường hơn, chị không ngủ được. Tự giam mình trong căn phòng của khách sạn, chị từ chối không tiếp bạn bè và những người có quan hệ khác. Tất cả mọi người chỉ có một câu ở cửa miệng:

"Khước từ đi, đừng đi nữa!"

Ăngđrỉên không muốn nghe họ nói, chị lẩn trốn.

Thế mà giờ đây lại có người gõ cửa, và tưởng rằng đó là người nữ hầu phòng, Ăngđrỉên vặn núm mở cửa. Trước mặt chị sừng sững một phụ nữ hình như đang bị xúc động mãnh liệt. Người phụ nữ ấy không đề cho Ăngđrỉên kịp phản ứng, đẩy chị vào trong phòng đóng cửa lại và bảo chị:

"Chị sẽ vượt được núi với điều kiện duy nhất: tuân theo những điều tôi nói với chị đây".

Ăngdrỉên đưa tay về phía chuông báo động vì chị này rõ ràng là bị điên. Đoán trước được động tác của Ăngđrỉên, người phụ nữ nắm lấy tay chị và nói tiếp một tràng:

"Khi chị bay tới một thung lũng lớn, vào lúc đó, chị sẽ nhận ra một cái hồ có hình dáng và màu sắc của con sò. Nếu lúc ấy chỉ tiếp tục bay trong thung về phía phải, chị sẽ chết. Nhưng nếu chị rẽ sang trái, đối mặt với núi, thẳng hướng các đỉnh núi cao có hình chiếc ghế lộn ngược, chị sẽ tìm ra đường bay và chị sẽ hạ cánh ở phía bên kia".

Bấy giờ, nói được hết lời, nét mặt người phụ nữ như đỡ căng thẳng. Thiếu phụ buông tay nữ phi công, Ãngđríên cảm ơn thiếu phụ đó bằng nụ cười mỉm, quá bằng lòng vì đã thoát khỏi tình thế ấy một cách tốt lành, và người thiếu phụ rút lui như khi đến. Ăngđriên trầm ngâm suy nghĩ. Chị đã gặp một người điên, không có gì nghiêm trọng. Ngày xuất phát đã được quyết định là hôm sau và chị phải nghỉ ngơi cho hợp lệ...

Có lẽ hợp lệ để chết vì lúc này tất cả đều xong xuôi, và tất cả đã được quyết định, sự ngờ vực len lỏi vào tâm trí Ăngđriên.

Sáng hôm sau, từ lúc bình minh, Ăngdriên Bônlăng đã có mặt ở sân bay Tamaranhdô. Chiếc máy bay G3 của chị được trang bị thêm một thùng dầu phụ đặt ở chỗ của khách du hành đàm bảo cho chị bay được chín giờ. Lượng xăng đó gấp hai lượng xăng cần thiết cho chuyến bay nếu chị vượt qua được. Nữ phi công đuợc trang bị một bộ quần áo bay bằng vải mềm, chị mặc ngoài bộ quần áo py-ja-ma bằng sa tanh cực kỳ tinh tế. Chị cuốn giấy báo ở quanh mình đề chóng rét mà vẫn có thể giữ cho mình được nhẹ nhàng nhất. Chị đi đôi tất len dưới chân mà không đi giày dề tránh bị lạnh cóng do áp lực của giày da gây nên. Còn về đôi tay, nữ phi công mang theo giấy gói bơ để sẽ quấn quanh ngón tay, vẫn chỉ để chống rét. Trong túi chị thay thế cho mọi thực phầm là mấy củ hành đã được cắt thành miếng nhỏ. Đó chẳng qua chỉ là một "thứ thủ pháp ranh ma" của các phi công vì hình như hành làm giãn đường hô hấp. Và hơn nữa, trong trường hợp buồn ngủ, không có gì khác ngoài mấy giọt nước hành bơm vào mắt là tỉnh táo ngay.

Duyperiê, người thợ máy cũng từ Pháp sang với chị, luôn tay luôn chân quanh chiếc máy bay. Tất cả đã được chuẩn bị rất tỉ mỉ. Giờ ra đi không về đã điểm. Cuộc phiêu lưu diễn ra ở mãi cuối đồng bằng đàng kia, trong dãy vách đá hùng vĩ đã cướp đoạt cuộc sông của năm người từng ra đi như người thiếu phụ ba mươi tuổi này vào một sáng tinh mơ để hòng chinh phục điều không thề làm nổi.

Ngồi trên ghế hoa tiêu, Ăngdrỉên chỉ trông thấy quanh chị các bộ mặt nhăn nhó. Ngay cả Đuyperiê người thợ trung thành cũng gắn trên môi nụ cười vàng vọt. Và, hay tin quyết định của chị, "ông chủ" đã để chị sử dụng hai máy bay G3. Chúng được tháo rời ra và đưa xuống tàu chở đi Nam Mỹ. Bạn bè thử thuyết phục chị: "Công cuộc này quá là bất trắc, không mảy may hy vọng thành công, đại đa số các mỏm núi nhọn hoắt của dãy núi đều cao 4.000 mét mà chiếc G3 bay hết tầm cao mới chỉ được 3,600 mét". Nhưng Ăngđriên đã quyết định, chị không muốn lý luận nữa, chị sẽ là người đầu tiên vượt qua dãy núi Ăngđơ hoặc chị sẽ là nạn nhân thứ sáu.

máy bay g3
G3 bay hết tầm cao mới chỉ được 3,600 mét

Vào tháng 3 năm 1921, Ăngđriên Bônlăng đã đến được Nam Mỹ, sau khi hội hè suốt trên chặng đường dài. Người thiếu phụ tốt bụng này đang đi tìm vinh quang hoặc chết chóc là một con người yêu đời, không từ bỏ một cơ hội nào để tồ chức hội hè. Chị mang "cá tính thoải mái" như người ta thường nói nhưng chị có nụ cười thiên thần và có ý chí trước mọi thử thách. Chị ở trong một khách sạn miền Măngđôda chờ đợi hoàn cảnh thuận lợi cho việc xuất phát.

Và cuộc chiến đấu lại bắt đầu. Từ tứ phía, người ta thuyết phục Ăngđriên từ bỏ ý định ấy. Báo chí, nhân viên chính phủ, bạn bè, mọi người đều nghĩ rằng cô gái Pháp bé nhỏ này không có mảy may hy vọng thành công. Chiếc máy bay của chị là chiếc máy bay kiều cổ, cổ đến 17 năm. Nó đã từng làm nên những ngày huy hoàng cho các phi công từ Đại chiến thế giới lần thứ nhất; đúng thế nhưng nó không thề lên cao đến 4.000 mét với đôi cánh vải, với bộ khung gỗ và một động cơ duy nhất bé con con. Ngoài ra viên toàn quyền Pháp ở Măngdôda chìa môi bĩu mỏ với Ăngđriên. Người ta không đến thăm hỏi một con người có tham vọng hão huyền đến thế, làm sao mà cô ta có thề vượt núi được, một người mới chỉ bay trong vòng một năm nay và mới có tổng số giờ bay là bốn mươi giờ, và nhất là cô lại là một phụ nữ? Dầu sao thì cũng đến cái ngày mà Ăngđrỉên, sau một động tác tay cuối cùng, lao chiếc G3 ra đường băng, ở đó mặt trời xuất hiện. Máy bay cất mũi lên, ngoan ngoãn bay lên bầu trời xanh cao vời vợi hãy còn một ngôi sao lấp lánh. Phía dưới, một dúm người gồm phi công và những người hiếu kỳ nhìn theo máy bay một lúc cho đến khi nó mất hút. Ăngdrỉên đã nói:

"Báo trước cho phía núi bên kia rằng tôi sẽ đến..."

"Bây giờ ta chỉ còn có chờ đợi". Người nào đó đã nói và đưa tay làm dấu. Đã gần một giờ, Ăngdrỉên bay ở độ cao 2200 mét và lạnh dữ đội đến nỗi chị không cảm thấy đầu ngón tay nữa. Chị bắt buộc phải đập cánh tay đều đặn. Hướng của thung lũng là tây bắc và cho đến lúc này tất cả đều diễn ra thông đồng bén giọt. Chính lúc thung lũng biêng biêng về phía phải là lúc Ăngdrỉên trông thấy cái hồ trước mặt và chị nhận ra ngay tức khắc vì đã có ai đó tả cho chị. Nó có hình dáng và mầu sắc của một con sò. Người phụ nữ mà chị coi là người điên đã nói cho chị điều đó. Và cũng người ấy đã nói:

"Nếu chị tiếp tục bay về phía phải, chị sẽ mất xác."

Ăngđrỉên cố gắng lập luận. Bên phải là an toàn. Nơi đây thung lũng kéo dài, rộng rãi, mở thông. Bên trái là một dãy các mỏm núi nhọn hoắt, một bức tường.

"Chị chỉ có thề vượt qua được với điều kiện duy nhất: Tuân theo những điều tôi nói đây", người đàn bà điên cũng đã nói vậy.

Làm thế nào mà cái chị "được thánh nhập" ấy lại có thề biết được bí mật của một lối vượt núi. Dẫu sao thì cái hồ có hình dạng và mầu sắc con sò cũng đã đây rồi. Hú họa à? Cứ cho là thế đi, nhưng mà bận trí đây.

Trong khi các giả thiết và giả dụ có thể có đang diễn ra trong óc thì cũng là lúc Ăngdrỉên bay qua chiếc hồ đang nói đến. Gần như tự động nhằm hướng thung lũng phía bên phải. Phản xạ của người phi công đối với vật chướng ngại trước mắt mà! Và tiếng người đàn bà nọ vang lên lần nữa trong ký ức:

"Nếu chỉ tiếp tục bay về phía phải, chị sẽ mất xác..."

Và những người khác? Ăngđrỉên tự hỏi: năm người kia, chính họ cũng đã lấy thung lũng làm đường bay? Họ đã không trở lại... Có lẽ tại cái thung lũng này. Rồi chị tự nhủ rằng tình thế thật không phải nhẽ. Đang ở đây, còn đang lơ lửng giữa trời và đất, một bên có lối qua, một bên là chướng ngại vật và cái chết lẩn quất đâu đây, phía phải hay phía trái...

Thật là phi lý. Chỉ có một trong hai điều may rủi, và không ngờ vực gì hết, vì Ăngđrỉên luôn chuộng khó khăn khiến chị đột ngột làm theo lời khuyên của người lạ mặt... Chị lao vào phía chướng ngại vật. Một cái gạt cần lái sang trái thế là chiếc G3 quay mặt vào núi. Phải lên cao, phải lên cao nữa. Ăngđriên đưa mắt đo tầm cao các đỉnh núi Ăngđơ mất hút trong mây và tự nhủ rằng chưa bao giờ máy bay vượt được 3500 mét, bức tường lúc này đã rất gần, 3800 mét, chị tưởng chừng như máy bay sẽ vỡ tan tành giây này qua giây khác. Và tức thì trong khoảng trống không này, Ăngđriẻn trông thấy "chiếc ghế lộn ngược". Nơi đây, núi có hình một cái lưng ghế tựa lộn ngược. Và ở phía phải xuất hiện một khoảng trống, Ăngđriên có thề qua mà không cần nâng tầm cao, chị nhận ra chẳng mấy chốc sườn núi bên phía Chile, và toàn thế giới người ta tiếp được tin:

Một thiếu phụ Pháp ba mươi tuổi đã chinh phục được dãy núi cao Ăngdơ. Quay về Achentina, Ăngdrỉẻn Bônlăng chỉ có một ý nghĩ trong đầu: tìm gặp lại người khách bí hiềm đã phát hiện cho chị lối vượt núi. Và chị đi tìm được bà ta. Nhưng bà ta chỉ bằng lòng nói rằng: bà đến chơi với một bà bạn là một bà đồng và một hôm hai người nói đến dự định của thiếu phụ Pháp bé nhỏ với một thần linh thì vị thần này đã cho họ một thông báo mà bà ta truyền đạt nguyên vẹn cho chị.

Ăngđrỉên Bônlăng chết năm 1976, thọ tám mươi mốt tuổi. Sau cả một cuộc đời đằng đẵng phục vụ ngành hàng không Pháp. Tất cả mọi người quen biết bà đều nhất trí nói rằng nếu như bản chất khó tính, có phần hơi kỳ dị của bà thường dẫn đến thành công rực rỡ, thì không bao giờ bà lại thiếu lòng tin.

Ta phải tin rằng Ăngđriên Bônlăng đã phát hiện ra lối vượt qua dãy núi Ăngdơ. Vậy ta phải công nhận một cách hợp lý giả thuyết dưới đây:

"Giả sử có một lối vượt núi mang tên chiếc ghế lộn ngược và một cái hồ mang màu sắc con sò mà chưa ai trên thế gian này trông thấy trước nữ phi công, thì loại trừ các con chim diều đêm ra, chị ta là người đầu tiên bay qua miền đó."

Cũng đã có (đây không phải nói đùa) chị Ăngdriên bay vượt qua dãy núi Ăngđơ ngày 1 tháng 4 năm 1921...

Hãy tìm lấy phương trình còn bí ẩn ấy.