9 ngành nghề gây hại cho khớp xương của bạn nhất

Bất kỳ công việc nào đòi hỏi bạn thực hiện cùng 1 loại chuyển động lặp đi lặp lại ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác đều khiến bạn có nguy cơ bị viêm khớp. Điều này có nghĩa là các triệu chứng viêm khớp tấn công người trong các lĩnh vực từ sản xuất đến âm nhạc nếu họ không có chiến lược phòng ngừa bệnh viêm khớp 1 cách nghiêm túc.

Dưới đây là những công việc thường ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp.

1) Công nhân xây dựng

Làm việc trong ngành công nghiệp xây dựng đặt ra nhiều nguy cơ viêm khớp. Nâng vât nặng không đúng cách và thiên lệch về 1 bên là một yếu tố gây nguy cơ viêm khớp đáng kể.

Một nguyên nhân khác của viêm khớp là sử dụng các công cụ có cường độ rung mạnh. Những người sử dụng máy khoan liên tục có nguy cơ cao bị các vấn đề ở tay, cổ tay, cổ và vai.

Giải pháp: đa dạng hóa hoạt động, phân chia đều trọng lượng khi khuân vác sang 2 bên trái phải.

2) Nhạc sĩ

Cuộc sống của một nghệ sĩ ưu tú có thể là 1 cuộc sống đáng mong ước của nhiều người, nhưng công việc của họ cũng đòi hỏi rất nhiều chuyển động lặp đi lặp lại.
Repetitive strain injury (RSI) bệnh tổn thương do căng thẳng thướng xuyên (Một bệnh nghề nghiệp bị suy nhược nghêm trọng do các tư thế cách tay và bàn tay bị duỗi dài thường xuyên, có thể làm hỏng, làm viêm tấy, hoặc tê liệt các dây thần kinh cách tay, bàn tay, vai hoặc cổ) và mệt mỏi là các nguy cơ dẫn đến sự tổn hại sức khỏe của các nghệ sĩ và cuối cùng dẫn tới viêm khớp. Nhạc sĩ thường có khớp lỏng lẻo cho phép họ làm những gì họ muốn, như vũ công và chuyên viên thể dục. Do đó họ cũng nằm trong top những nghề nghiệp có nguy cơ tổn thương khớp xương cao.

Việc phòng ngừa viêm khớp phụ thuộc vào các nhạc cụ. Ví dụ, nghệ sĩ vĩ cầm có thể cần phải học lại cách cầm một cây cung để giảm căng thẳng trên cổ tay, khuỷu tay, và vai.

3) Giáo viên

Các giáo viên và vô số các giáo sư khác phải đứng cả ngày. Đối với nhóm ngành nghề này, bệnh viêm khớp chân là một mối quan tâm lớn

giáo viên dạy học
Giáo viên dễ bị viêm khớp chân

Sử dụng loại giày tốt để phòng ngừa viêm khớp chân. Điều đó có nghĩa là ta nên chọn giày mềm hay giày gót thấp, thoải mái để đỡ gót và lòng bàn chân. Sử dụng giày cao gót hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp do áp lực không đồng đều trên các bộ phận của bàn chân, dẫn đến sự sưng tấy ở ngón chân cái và căng thẳng trên nhiều khớp ở bàn chân của bạn.

4) Thợ mộc

Những người nâng vác vật nặng thường xuyên có tỉ lệ mắc và tái phát các bệnh về cột sống - theo nghiên cứu nhóm người người đã làm việc trong các ngành công nghiệp gỗ để phát triển các chương trình phòng chống bệnh viêm khớp nói.

Chiến lược để ngăn ngừa viêm khớp bao gồm việc học làm thế nào để nâng một cách chính xác, khuyến khích nhân viên có chệ độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp và lành mạnh (giúp giảm căng thẳng trên các khớp), và làm đa dạng hóa các hoạt động trong công việc để tránh làm bệnh trầm trọng thêm.

5) Vận động viên

Giấc mơ thầm kín là trở thành một cầu thủ bong đá bóng đá hay cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp có thể không bao gồm đến việc các khớp xương đau nhức, nhưng bệnh viêm khớp đầu gối và hông là một thực tế cho nhiều vận động viên. Hãy nghĩ về việc bạn bị những người nặng vài trăm cân lao vào với tốc độ cao hàng ngày xem

May mắn thay, có những chiến lược phòng ngừa viêm khớp phù hợp với các môn thể thao cụ thể. Ví dụ, cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp thường phải học cách ngã ngồi để trọng lượng dồn vào mông của họ để không làm tổn thương cổ tay của mình

6) Diễn viên múa

Các diễn viên múa rất đẹp và ấn tượng, tuy nhiên qua hàng năm dài luyện tập và biểu diễn, họ có thể bị viêm khớp trong hầu hết các phần cơ thể.

diễn viên múa
Diễn viên múa luôn phải hoạt động với cường độ liên tục

Ví dụ như các vũ công ba-lê, các mắt cá chân và hông của hộ thường hay bị viêm khớp nặng. Cách phòng chống cho họ là có chế độ an nghỉ phù hợp, chú ý và chăm sóc đến các khớp xương, và giành đủ thời gian để phục hồi các vết thương bị chấn thương. Tuy nhiên thật không dễ dàng để khuyên các nhạc sĩ ưu tú, các vận động viên , câc vũ công ngừng làm những gì họ đang làm.

7) Công nhân dệt, may

Những người làm việc trong các công xưởng sản xuất dây chuyển hàng loạt, như dệt may hoặc sản xuất quần áo, sau 1 thời gian dài làm viêc thường xuyên cảm thấy đau khớp. Các vị trí ổ khớp đau phụ thuộc vào từng ngành nghề.

công nhân dệt may
Công nhân dệt may thường phải cúi và làm các động tác tay

Ví dụ, những người làm công việc phải thường xuyên làm động tác với tay qua đầu trong dây chuyền sản xuất có khả năng bị bệnh viêm khớp từ vai đến tay.

Cách khắc phục là điều chỉnh lại tốt tư thế, tập vài động tác xoay và vặn người nhỏ trong giờ giải lao, luân phiên làm các nhiệm vụ khác nhau trong cùng 1 dây chuyền có thể giúp giảm bớt căng thẳng trên các khớp và hạn chế triệu chứng viêm khớp.

8) Tài xế xe tải

Tài xế xe tải cũng nằm trong top những ngành nghề có nguy cơ bị viêm khớp cao. Dù sau khi đã được trị dứt bệnh, nhưng nếu người tài xế nâng đồ quá nặng hoặc tư thế khuân đồ sai cũng có khả năng cao bệnh tái phát.

Các cách nhỏ có thể giúp giảm thiểu rủi ro ngừa viêm khớp như: học tập tư thế chuẩn khi khuân vác vật nặng, dịch chuyển quanh vị trí ghế lái thường xuyên, sử dụng các thiết bị hỗ trợ như gối tựa lưng ô tô, gối kê cổ...để làm các việc nâng và di chuyển các hàng hóa đều có thể giúp phòng ngừa viêm khớp.

9) Nhân viên y tế

Các y tá và nhân viên y tế thường xuyên phải nâng đỡ 1 phần hay toàn bộ trọng lượng của bệnh nhân. Thực hiện các động tác nâng đỡ như vậy thường xuyên gây ra không chỉ gây tổn thương phần lưng mà còn làm tăng nguy cơ viêm khớp đầu gối. May mắn thay, các ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe đã có nhiều các dụng cụ và phương tiện hộ trợ như xe lăn, cáng ….

Để tránh các triệu chứng viêm khớp, nhân viên y tế nên tận dụng lợi thế của các xe hỗ trợ chuyên dụng như giường đẩy, xe lăn, … và sự hỗ trợ của các đồng nghiệp khác trước khi cố gắng để nâng hay di chuyển bệnh nhân của mình.