Trị đau răng, đau khớp… và nhiều tác dụng tuyệt vời của tỏi

Tỏi không chỉ được dùng làm gia vị trong chế biến thực phẩm, mà nó còn có rất nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Thành phần quan trọng trong tỏi là một hợp chất có tên allicin, có đặc tính kháng khuẩn, ngăn chặn phát triển của vi trùng, nấm và chống ôxi hóa.

Ngoài ra, tỏi rất giầu vitamin và chất bổ. Các vitamin thường thấy ở tỏi là B1, B6, C, cùng các chất măng-gan, can-xi, đồng, selenium và các chất khác.

Một nhánh tỏi nhỏ mỗi ngày giúp bạn bảo vệ và tăng cường sức khỏe tốt hơn rất nhiều so với bạn tưởng. Để có hiệu quả tốt nhất nên ăn tỏi sống hoặc tỏi nướng chín, tỏi nướng chín thì tác dụng có thể không bằng tỏi sống. Ngoài ra, hãy ăn khi đói bụng để phát huy tốt nhất tác dụng kháng khuẩn của tỏi.

Dưới đây là 10 tác dụng chính của tỏi:

1. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Tỏi là thức ăn tuyệt hảo cho tim. Nó giúp tăng cường tuần hòa máu, giảm cholesterol và phòng ngừa các bệnh về tim. Tỏi làm chậm quá trình xơ cứng động mạch, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc tắc mạch máu.

Hãy ăn 1 hoặc 2 nhánh tỏi nghiền hàng ngày vào buổi sáng để tăng cường sức khỏe mạch vành và ngừa các bệnh về tim.

Nếu dùng tỏi làm thuốc để điều trị bổ trợ, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Liều 900 mg bột tỏi hàng ngày được cho là có hiệu quả tốt nhất.

2. Kiểm soát chứng cao huyết áp

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỏi có tác dụng giảm huyết áp, đặc biệt là huyết áp tâm thu. Tỏi có tác dụng giãn mạch và giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.

Những người có huyết áp cao cần ăn vài nhánh tỏi sống mỗi ngày khi đói bụng. Nếu không chịu được mùi vị tỏi sống, hãy uống một cốc sữa sau khi nhai tỏi. Uống viên tỏi cũng có tác dụng tốt.

3. Giảm đau khớp

Tỏi đã được chứng minh là có khả năng giảm đau nhức và các triệu chứng khác của bệnh viêm khớp. Đặc tính chống oxi hóa và chống viêm nhiễm của tỏi giúp giảm các cảm giác sưng tấy và nhức nhối. Nó còn có một hợp chất có tên diallyl disulfide có tác dụng hạn chế các tác nhân enzyme gây giảm mật độ xương.

Để giảm sưng tấy và đau xương khớp, hãy ăn tỏi cùng thức ăn hàng ngày, tốt nhất là trước bữa ăn.

công dụng của tỏi
Tỏi có nhiều công dụng với sức khỏe

4. Tăng cường sức đề kháng

Tỏi là một nguồn cung cấp vitamin C, B6, chất khoáng selenium và măng-gan – là những chất hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, tỏi còn tăng cường hấp thụ các chất khoáng.

Hơn nữa, tỏi có các đặc tính chống ô-xy hóa và kháng khuẩn, nên nó rất tốt cho việc hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể.

5. Điều trị ho và cảm cúm

Vì tỏi có chứa các chất kháng vi khuẩn và vi trùng, nên nó được xem là một bài thuốc hoàn hảo trong chữa trị các chứng ho, cảm cúm và các vấn đề khác liên quan đến hệ hô hấp trên.

Thêm vào đó, tỏi còn được dùng để chữa các bệnh hô hấp như hen suyễn và viêm phế quản. Nhờ có tác dụng giảm ho nên tỏi thường được dùng như một phương thuốc không thay thế được đối với bệnh viêm phế quản.

Ăn tỏi hoặc dùng các chế phẩm bổ sung từ tỏi thường xuyên giúp giảm số lần bị viêm nhiễm đường hô hấp.

6. Chống viêm nhiễm do nấm

Tỏi có khả năng diệt nấm tốt nên được dùng trong điều trị nấm như hắc lào, nước ăn chân và mụn nước. Nó còn được dùng để điều trị bệnh phát mụn trong miệng.

Dùng nước tỏi ép hoặc dầu tỏi xoa lên vùng da bị nấm. Đối với vùng da trong miệng, đắp tỏi nghiền nát lên vùng da tổn thương.

Ăn thêm tỏi tươi cùng thức ăn.

7. Chống dị ứng

Tỏi có tác dụng chống lại các tác nhân gây dị ứng. Nó còn giúp giảm sưng tấy ở vùng phế quản khi bị kích ứng.

Khuyến cáo những người nhậy cảm với các tác nhân gây dị ứng nên dùng các sản phẩm bổ sung tỏi vào mùa dị ứng để ngăn ngừa và giảm hiện tượng ngứa do côn trùng đốt và các tác nhân dị ứng khác.

8. Chữa đau răng

Tỏi còn có tác dụng chữa đau răng vì nó có tính năng kháng khuẩn. Chỉ cần cho một ít dầu tỏi hoặc tỏi được nghiền nát trực tiếp lên vùng răng hoặc lợi bị đau để thấy tác dụng giảm đau tức thì. Tuy nhiên, tỏi có thể gây kích ứng và tổn thương lợi răng.

buốt răng
Tỏi còn giảm đau răng

9. Hỗ trợ tiêu hóa

Tỏi điều tiết và tăng cường chức năng tiêu hóa, kích thích niêm mạc ruột tiết dịch nhằm tiêu hóa thức ăn hiệu quả.

Ngoài ra, tỏi còn kích thích gan bài tiết độc tố khỏi cơ thể đồng thời bảo vệ gan trước tác động của các độc tố nhưng không nên quá lạm dụng tỏi vì nó có thể gây kích ứng hệ thống tiêu hóa và nóng trong.

10. Diệt tế báo ung thư

Tỏi giúp chống ung thư, đặc biệt là ung thư hệ tiêu hóa và phổi ngờ tác dụng ngăn chặn sự phát triển của ung thư và giảm kích thước các khối u. Hợp chất allyl sulfur có trong tỏi có thể làm chậm quá trình sinh sôi của các tế bào ung thư.

Cảnh báo!

Tỏi có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như đầy hơi, trướng bụng, khó tiêu, hơi thở và cơ thể nặng mùi . Nếu xuất hiện các dấu hiệu này, hãy cẩn trọng khi dùng tỏi. Ngoài ra, tỏi làm loãng máu nên có thể ảnh hưởng đến các dược phẩm chống đông máu, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng nếu bạn có dùng các thuốc chống đông.

Những người đang dùng các loại thuốc điều trị HIV, cũng cần thận trọng khi sử dụng.